Bên cạnh công thức làm, để có được món mứt dừa chuẩn vị và thơm ngon thì bạn cần phải biết thêm cách bảo quản mứt dừa được lâu nữa. Bảo quản mà vẫn giữ được độ giòn ngon, hạn chế tối đa ẩm mốc và không hề bị chảy nước. Nhưng cách bảo quản mứt dừa để đạt được những tiêu chuẩn như thế thì không phải ai cũng biết, bạn hãy cùng tham khảo những mẹo nhỏ mà YummyDay chia sẻ dưới đây nhé!
Điều trước tiên là bạn phải tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến việc mứt dừa lại dễ bị chảy nước, mất ngon? Một trong những lý do phổ biến nhất đó chính là lớp đường mỏng mịn phía bên ngoài những sợi mứt dừa chưa được phủ đều. Khâu đầu tiên cũng là bước làm quan trọng nhất để tránh chảy nước ở mứt dừa là bạn phải thực hiện động tác rim làm sao cho lớp áo đường bên ngoài được kết tinh và săn lại. Tiếp đó phải chờ một thời gian để mứt dừa dần khô đều.
Làm sao để sên mứt dừa chuẩn nhất, tránh được mứt dừa chảy nước?
- Điều lưu ý nho nhỏ trước khi bạn chuẩn bị tiến hành sên mứt là việc ngâm đường. Nếu bạn chọn sử dụng loại cùi dừa non để làm mứt thì nên ngâm đường trong thời gian lâu hơn một chút so với các quả dừa già khác. Việc làm này nhằm để cho nước trong cùi dừa tiết ra được nhiều hơn thì trong quá trình sên mứt sẽ khô và việc bảo quản mứt cũng được lâu hơn.
- Trước đó khi nạo từng sợi dừa mỏng, bạn phải rửa chúng thật sạch qua nhiều lần nước để giảm được nhiều nhất có thể lượng dầu chứa trong dừa. Còn không, có cách khác là bạn cũng có thể làm sạch dừa bằng cách chần trong nước sôi thêm một chút muối trong khoảng 1 phút để khử sạch dầu trong dừa hơn.
- Sau khâu làm sạch dừa, bạn cần phải để dừa ráo nước ở một nơi thoáng mát, không ẩm ướt. Chú ý tiếp theo, bạn phải để dừa thật sự khô ráo nước trước khi đưa vào ngâm đường để giảm thiểu lượng nước sợi dừa phải ngậm.
- Chảo ngày thường bạn dùng nấu ăn là loại chảo đáy nông thì đối với sên mứt dừa bạn nên dùng chảo to, có đáy rộng và dày để sên mứt không bị bám dính vào đáy chảo. Với mỗi lần sên hãy chỉ dùng một lượng vừa phải thôi nhé! Ban đầu để lửa ở chế độ to và sên, khi thấy nước đường có dấu hiệu sôi lên thì hạ lửa nhỏ xuống rồi đun liu riu.
Cách là mứt dừa màu hồng đẹp mắt và cũng vô cùng thơm ngon.
- Khi mứt dừa đã được bao bọc bên ngoài bởi một lớp đường mịn mỏng thì bạn cần phải trải đều sợi mứt ra khay lớn và để cho thật nguội rồi mới đem cất vào hũ. Ngoài ra có thể hong khô mứt bằng cách vào lò sấy hoặc để trước quạt cho nó thật sự khô hẳn thì thành phẩm mứt cuối cùng đạt được sẽ săn lại và trắng hơn.
Cách làm mứt dừa màu xanh cho mâm mứt Tết thêm sắc màu.
Bảo quản mứt dừa sau khi khô như thế nào?
- Các chị em nội trợ thường hay bảo quản mứt dừa ở nhà bằng những loại hũ có nhiều tính chất khác nhau chẳng hạn như thủy tinh và nhựa. Thế nhưng, YummyDay khuyên bạn vẫn nên lựa chọn dùng hũ thủy tinh đã được rửa sạch sẽ và phơi khô dưới ánh sáng mặt trời tự nhiên nhé!
- Nhớ rằng hũ thủy tinh phải thật sự khô ráo để khi bạn cho mứt dừa vào tránh gặp phải tình trạng hũ còn chút hơi nước hoặc ẩm ướt, sẽ làm mứt dừa kém giòn và xuất hiện vi nấm. Ngoài ra, nếu nhà bạn không có sẵn hũ thủy tinh thì bạn cũng có thể làm cách khác để thay thế đó là cho mứt vào bịch nylon, tất nhiên phải được buộc kín tuyệt đối và tránh tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Cách làm mứt dừa màu vàng nghệ tươi roi rói.
- Mách nhỏ với bạn rằng, khi cho mứt dừa vào đựng trong hũ thủy tinh thì hãy cho thêm vào đó một lớp đường mỏng nữa. Tác dụng của lớp đường này là để hút ẩm trong hũ, nó sẽ giúp bảo quản mứt giữ được độ giòn lâu hơn. Nếu không may thấy mứt dừa có hiện tượng bị ỉu, chảy nước thì chớ vội vàng bỏ đi mà hãy cho mứt lại vào chảo và sên sơ qua. Luôn nhớ là đảo mứt dừa trên chảo kỹ càng, đều tay và đừng quên phơi khô sau đó sẽ dùng được tiếp đấy!
Lưu ý trong khi sử dụng mứt dừa
- Vừa để tránh kéo dài thời gian mứt dừa tiếp xúc với môi trường bên ngoài và tránh lãng phí thì trước khi ăn bạn nên ước chừng một lượng mứt dừa vừa phải, đủ dùng. Nếu có lỡ lấy ra quá nhiều mứt trên đĩa, sau khi ăn xong còn dư bạn vẫn có thể bỏ đĩa mứt vào tủ lạnh để giúp bảo quản lâu hơn, chứ đừng nên bỏ ngược lại vào hũ nhé!
- Bên cạnh đó, khi thực hiện việc lấy mứt ra thì bạn sử dụng nĩa hoặc đeo bao tay và tránh việc chỉ dùng tay không, vì việc này dễ gây ẩm ướt mứt dừa, mất giòn.
- Đối với khay đựng mứt cũng nên là một loại mà có phần nắp đậy kỹ càng, kín đáo. Nó không chỉ giúp mứt giữ được độ giòn giòn ngon ngon mà còn tránh bị kiến chui vào, hơn nữa hạn chế được mứt ở nhiệt độ cao hoặc làm mứt chảy ra nước.
- Một điều nữa là bạn không nên trộn các loại mứt dừa mứt dừa lại với nhau nhằm giữ được hương vị gốc của từng loại mứt.
Với những cách bảo quản mứt dừa YummyDay đã chia sẻ phía trên mong rằng sẽ có ích với bạn. Giữ được mứt dừa lâu hơn, không bị chảy nước thì lúc ăn bạn cũng sẽ cảm nhận được mùi vị của mứt giòn và thơm ngon đến thế nào. Hãy bắt tay ngay vào bếp làm món mứt dừa để Tết năm nay ấm áp bên gia đình và người thân hơn nữa nha!
Yummyday.vn
Bình luận