Nhã An Nhã An

07:27 04/01/2023

Đánh giá của bạn:
Chuẩn bị
30 phút
Nấu / Nướng
50 phút
Khẩu phần
3
Độ khó
3/5

Với cách làm mứt táo được Yummy Day chia sẻ vô cùng đơn giản dưới đây, món mứt táo thơm ngon sẽ được cho ra lò ngay!

Còn chờ gì nữa, các bà nội trợ hãy cùng bắt tay vào làm ngay mứt táo đặc biệt dễ thực hiện mà lại ít tốn kém này thôi nào.

Mứt táo ngọt với màu đỏ óng ánh đẹp mắt
Mứt táo ngọt với màu đỏ óng ánh đẹp mắt

Hơn 15 công dụng tuyệt vời của quả táo

Tìm hiểu công dụng của quả táo ngay nào!
Tìm hiểu công dụng của quả táo ngay nào!

Táo là loại trái cây quen thuộc, có nguồn gốc từ Tây Âu và được phát hiện vào Thế kỷ 12.

1. Táo cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào

Táo là một trong những loại trái cây lành mạnh và đem lại nhiều lợi ích đối với cơ thể. Bởi táo chứa rất nhiều khoáng chất, chất chống oxy hóa và các loại vitamin cần thiết.

2. Ăn táo giúp cải thiện hệ thần kinh

Hợp chất chống oxy hóa Quercetin trong táo có tác dụng ngăn chặn quá trình thoái hóa và viêm ở các tế bào thần kinh.

Ngoài ra, ở những người mắc bệnh Alzheimer (hội chứng suy giảm trí nhớ), nồng độ acetylcholine thường thấp hơn bình thường. Vì vậy thường xuyên ăn táo có thể ngăn ngừa suy giảm trí nhớ và hỗ trợ làm giảm triệu chứng của hội chứng này.

Bổ sung táo giúp ngăn chặn thoái hóa tế bào thần kinh và làm giảm triệu chứng của bệnh Alzheimer

Bên cạnh đó, các loại vitamin B trong táo còn giúp tăng cường và duy trì chức năng của hệ thần kinh. Hơn nữa thường xuyên cung cấp vitamin B từ loại quả này còn có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về thần kinh như viêm thần kinh thị giác/ thính giác và viêm dây thần kinh ngoại vi.

3. Táo có công dụng giảm cholesterol và bảo vệ tim mạch

Hàm lượng vi chất dinh dưỡng lành mạnh trong táo còn có tác dụng giảm cholesterol LDL (xấu) và tăng hàm lượng cholesterol HDL (tốt) đáng kể. Bên cạnh đó, các vitamin, chất xơ và khoáng chất trong táo còn có tác dụng giảm lượng chất béo triglyceride tích trữ trong cơ thể.

Với những tác dụng nói trên, táo có thể ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch, điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ và phát triển các bệnh lý về tim mạch. Ngoài ra, các nguyên tố vi lượng như sắt, mangan, magie,… trong loại quả này còn có tác dụng kích thích hồng cầu sản sinh và tăng lượng oxy trong máu.

4. Bổ sung táo giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Nghiên cứu cho thấy, ăn 3 lần táo/ tuần có thể giảm đến 28% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó các thành phần chống oxy hóa trong táo (polyphenol) còn có tác dụng ngăn ngừa thoái hóa và tổn thương các tế bào beta trong tuyến tụy. Trong đó tuyến tụy là cơ quan sản sinh insulin nhằm giúp cơ thể chuyển hóa đường và duy trì nồng độ đường huyết ổn định.

5. Ăn táo thường xuyên giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng

Các thành phần trong táo như chất xơ, nước và vitamin có tác dụng làm sạch mảng bám ở răng và kích thích sản xuất nước bọt. Điều này sẽ hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại và ngăn ngừa được tình trạng sâu răng, viêm nướu,…

Bên cạnh đó, hàm lượng acid trong táo còn có tác dụng làm sạch răng và khoang miệng. Do đó sau mỗi bữa ăn, bạn nên dùng từ ½ – 1 quả táo để duy trì sức khỏe răng miệng.

Cách làm mứt nho khô và mứt nho dẻo siêu dễ.

6. Kiểm soát triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hội chứng ruột kích thích là tình trạng ruột già co thắt quá mức gây ra triệu chứng đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, hấp thu kém,.. Bổ sung táo mỗi ngày có thể điều hòa nhu động ruột, hạn chế tình trạng táo bón và đầy hơi do hội chứng này gây ra.

Hàm lượng chất xơ trong táo giúp ổn định hoạt động của đường ruột và giảm triệu chứng của IBS

Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa trong táo còn có tác dụng ức chế hại khuẩn và cân bằng men vi sinh trong đường ruột. Ở những người thường xuyên sử dụng táo và chất xơ, đường ruột ít khi bị kích thích và co bóp quá mức.

7. Ăn táo giúp ngăn ngừa bệnh trĩ

Bệnh trĩ là hệ quả của tình trạng táo bón mãn tính, xảy ra khi tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng bị giãn và ứ huyết. Thường xuyên bổ sung táo trong chế độ ăn có thể cung cấp chất xơ và nước, giúp hạn chế tình trạng phân khô và cứng. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng khi đi đại tiện và làm giảm áp lực lên niêm mạc hậu môn.

Ngoài ra hàm lượng chất xơ dồi dào trong táo còn có tác dụng duy trì chức năng tiêu hóa và hạn chế tối đa tình trạng tiêu chảy, táo bón,…

8. Tăng cường miễn dịch bằng cách bổ sung táo hằng ngày

Hợp chất thực vật Quercetin trong táo có thể củng cố và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, ăn táo thường xuyên giúp duy trì sức đề kháng ngay cả khi bạn bị nhiễm trùng hay căng thẳng.

Vì vậy loại quả này có thể tăng hàng rào bảo vệ của cơ thể và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý thông thường như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng,…

9. Táo giúp ngăn ngừa ung thư

Các nhà khoa học cho biết, thành phần chống oxy hóa trong táo có tác dụng chống thoái hóa tế bào, kháng viêm và hạn chế nguy cơ loạn sản. Vì vậy thường xuyên ăn loại quả này có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư – đặc biệt là ung thư vú.

10. Hợp chất thực vật trong táo giúp kiểm soát hen suyễn

Hợp chất thực vật trong táo có tác dụng bảo vệ tế bào phổi và chống viêm ở phế quản. Vì vậy sử dụng loại quả này thường xuyên có thể giảm triệu chứng của bệnh hen suyễn và ngăn chặn phản ứng dị ứng. Bên cạnh đó, thành phần Quercetin trong táo còn có khả năng điều hòa miễn dịch và giảm tần suất bùng phát các cơn hen cấp tính.

11. Ăn táo giúp duy trì sức khỏe xương khớp

Táo cung cấp nhiều khoáng chất, nước, vitamin và các chất chống oxy hóa cho cơ thể. Ngoài tác dụng đối với hệ tiêu hóa và tim mạch, các vi chất dinh dưỡng trong táo còn có tác động tích cực đến sức khỏe xương.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, tác dụng chống viêm và ngăn ngừa oxy hóa của táo có thể duy trì mật độ xương và làm chậm quá trình thoái hóa. Bên cạnh đó, loại quả này còn cung cấp một lượng canxi nhất định cho cơ thể và ngăn ngừa tình trạng loãng xương.

12. Táo làm giảm ảnh hưởng của NSAID đối với dạ dày

NSAID là thuốc chống viêm không steroid, có tác dụng giảm đau và hạ sốt. Tuy nhiên loại thuốc này có thể kích thích niêm mạc dạ dày và tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa khi sử dụng.

Nghiên cứu Thành phần của táo và lợi ích đối với sức khỏe con người cho thấy, catechin và axit chlorogen trong táo có tác dụng bảo vệ dạ dày khỏi ảnh hưởng của NSAID. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ mới dừng lại ở mức sơ bộ và cần thời gian để đưa ra kết luận cụ thể hơn.

13. Ăn táo giúp cải thiện triệu chứng ở cơ quan hô hấp

Hàm lượng vitamin C và khoáng chất trong táo có tác dụng tăng cường sức khỏe và cải thiện chức năng miễn dịch. Do đó bổ sung nước ép táo trong thời gian điều trị các bệnh ở đường hô hấp có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu như nóng sốt, đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi,…

Dùng nước ép táo có thể giảm triệu chứng nghẹt mũi, đau họng, ho, sốt,… do viêm đường hô hấp trên

Ngoài ra, bổ sung táo còn thúc đẩy quá trình hồi phục và rút ngắn thời gian điều trị các bệnh lý truyền nhiễm như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng do virus,…

14. Táo có công dụng tăng cường tuần hoàn máu

Hàm lượng sắt trong táo có thể duy trì số lượng hồng cầu trong máu và hỗ trợ điều trị chứng thiếu máu. Bên cạnh đó, loại quả này còn có tác dụng tăng oxy trong hồng cầu và điều hòa huyết áp. Tuần hoàn máu được thúc đẩy có thể làm giảm chứng thiểu năng tuần hoàn não, tăng tốc độ chữa lành các tổn thương trong cơ thể, kích thích mọc tóc,…

15. Táo giúp nuôi dưỡng làn da

Vitamin C, nước và các nguyên tố vi lượng trong táo là những thành phần giúp giữ ẩm cho da, tiêu trừ sắc tố melanin làm đen da, không những thế, nó còn giúp duy trì làn da trắng sáng mịn màng. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C dồi dào còn thúc đẩy hình thành collagen, giúp da săn chắc và hạn chế sự xuất hiện của các nếp nhăn.

16. Mặt nạ từ táo giúp ngăn ngừa mụn và se khít lỗ chân lông

Hàm lượng acid nhẹ trong táo có tác dụng làm sạch dầu thừa, bã nhờn và bụi bẩn trong lỗ chân lông. Từ đó giúp lỗ chân lông se khít, giảm nguy cơ bị mụn nhọt và mụn trứng cá. Bên cạnh đó, mặt nạ từ táo còn cân bằng độ pH trên da, điều hòa hoạt động của tuyến dầu và hạn chế tình trạng tăng tiết dầu thừa.

17. Phòng ngừa bệnh sỏi mật

Sỏi mật hình thành khi nồng độ cholesterol cao và tích tụ bên trong ống mật. Trong khi đó, bổ sung táo thường xuyên có tác dụng kiểm soát cholesterol, giảm lượng mỡ trong máu và duy trì cân nặng phù hợp.

Bên cạnh đó, chất xơ từ quả táo còn có tác dụng tăng cường chức năng chuyển hóa của gan và làm giảm chất béo triglyceride tích tụ trong gan, ống mật,..

Cách làm mứt atiso đỏ ăn là nghiện lại vô cùng đẹp mắt.

Những mẹo nhỏ khi chọn táo và làm mứt táo

Chọn mua những trái táo ta to đều nhau, mọng nước, không hư và dập.

Sên táo với lửa vừa để đường không bị cháy, khi đường tan hết và sôi lên thì sên với lửa nhỏ nhé.

Nếu muốn sấy kho bằng lò nướng hoặc vi sóng thì sấy ở nhiệt độ 100 độ C trong 40 - 60 phút.

Không bảo quản trong hũ kín khi mứt táo còn nóng, sẽ làm mứt nhanh hư.

Nguyên liệu làm mứt táo

Điểm qua các nguyên liệu làm mứt táo ta
Điểm qua các nguyên liệu làm mứt táo ta

1kg táo 

600gr đường vàng

1 muỗng (5ml) phèn chua

50gr vôi cục

2 lít nước

Dụng cụ làm mứt táo: Tô lớn và nhỏ, dao, đĩa, thìa, rổ, chảo sâu lòng, 1 que nhọn hoặc đĩa,...

Thưởng thức ngay mứt dứa nhà làm ai ăn cũng khen tấm tắc.

Cách làm mứt táo

Bắt tay ngay vào làm mứt táo ta ngay nào!
Bắt tay ngay vào làm mứt táo ta ngay nào!

Bước 1: Sơ chế táo ta

Rửa táo thật sạch qua nhiều lần nước, dùng 1 que nhọn hoặc tăm/nĩa chọt xung quanh trái táo tạo lỗ, sau đó rửa lại lần nữa cho sạch nhớt rồi để cho táo ráo nước.

Bước 2: Ngâm táo bằng nước vôi trong

Hòa tan vôi với nước, để một lúc lâu thấy vôi lắng cặn xuống, phần nước trong bạn chắt ra một tô riêng. Ngâm táo đã xiên vừa rồi vào trong nước vôi trong khoảng 12 – 15 giờ.

Sau đó, vớt ra rửa vài lần cho sạch nhớt táo dưới vòi nước lạnh và hết được mùi vôi.

Bước 3: Đun phèn chần táo

Cho 1 muỗng đường phèn vào cùng với 2 lít nước trong nồi rồi dùng thìa quấy cho tan hết.

Bắt một nồi nước khác đun sôi, cho táo vào cùng để chần sơ sau đó vớt táo ra rổ và rửa sạch lại với nước lạnh.

Bước 4: Ướp táo ta

Ướp táo ta với đường
Ướp táo ta với đường

Cho táo vào tô lớn, đổ đường ngập táo để ướp.

Bước 5: Sên mứt táo

Sên mứt táo ngay thôi nào!
Sên mứt táo ngay thôi nào!

Đợi khi đường tan hết thì đặt nồi đó lên bếp, bật lửa nhỏ để sên mứt. Vừa đun vừa dùng đũa nhẹ nhàng khuấy để đường không bị vón cục. Khi thấy táo trong, ăn thử thấy dai dai thì tắt bếp.

Những viên mứt táo óng ánh đẹp mắt
Những viên mứt táo óng ánh đẹp mắt

Khi mứt nguội là lúc cả nhà bạn có thể thưởng thức!

Mứt táo có thể sử dụng lâu dài cho cả mùa tết nếu bạn bảo quản kỹ và lưu ý nên sấy mứt táo ở 100 độ C trong khoảng 50 – 60 phút cho mứt khô săn lại.

Nếu không có thời gian, bạn cũng có thể bỏ táo vào lọ thủy tinh có nắp kín cũng được.

Như vậy, chỉ với vài bước đơn giản, bạn đã có món mứt táo ngon tuyệt hảo để cùng những người thân trong gia đình đón Tết rồi.

Cách làm mứt tắc không cần nước vôi đơn giản ai cũng làm được.

Bảo quản mứt táo

Cách bảo quản mứt táo
Cách bảo quản mứt táo

– Sau khi táo đã được làm khô, hãy cất táo vào hũ thủy tinh có nắp kín. Có thể bảo trong ngăn mát tủ lạnh hoặc để nơi thoáng mát

– Nếu muốn mứt được dùng dần mà không ăn hết ngay thì bạn nên cho vào một cái lọ có nắp đậy nhé!

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại mứt Tết ngon: mứt khoai lang, mứt dừa, mứt me… nhưng trong đó món mứt táo thường được nhiều chị em nội trợ tin dùng.

Xem video về chi tiết cách làm mứt táo bên dưới bạn nhé!

Nếu không thể tin tưởng mứt táo bên ngoài bán, bây giờ bạn đã có thể dành ra chút thời gian trong những ngày Tết cùng nhau quây quần tự tay làm nên những món mứt thơm ngon, sạch sẽ và chất lượng cho gia đình, bạn bè và người thân. Hy vọng đây cũng sẽ là món quà Tết thật ý nghĩa mà Yummy Day dành tặng bạn! Chúc bạn thành công nhé!

Yummyday.vn

Bình luận

  • Có lỗi xảy ra
  • Bình luận sẽ được kiểm duyệt.