Nhã An Nhã An

07:27 04/01/2023

Đánh giá của bạn:
Chuẩn bị
120 phút
Nấu / Nướng
3600 phút
Khẩu phần
4
Độ khó
3/5

Bánh tét lá cẩm nổi tiếng bậc nhất miền sông nước lâu nay bạn đã thử chưa. Ai mà không bị hút hồn bởi màu tím mộng mơ mềm dẻo của nếp cẩm, cùng vị béo bùi của trứng muối hòa với đậu xanh và nước cốt dừa cơ chứ. Cùng YummyDay tìm hiểu thêm về món ăn thú vị này để Tết năm nay có nồi bánh thơm lừng gửi bạn bè, người thân nhé.

Bánh Tét lá cẩm dẻo thơm trọn vị Tết
Bánh Tét lá cẩm dẻo thơm trọn vị Tết

Chuẩn bị nguyên liệu sẵn sàng cho món bánh tét lá cẩm

  • Cân lấy 250 gram đậu xanh cà đã loại bỏ sạch vỏ
  • Cơm dừa sẽ cần khoảng 250 gram bạn nhé, có thể mua loại đã nạo mịn nhé
  • Nửa cân lá dứa là vừa đủ cho nồi bánh dậy hương
  • Không thể thiếu 250 gram thịt heo, tất nhiên là lấy loại thịt ba chỉ mỡ nạc hài hòa 
  • Nhân vật chính hàng đầu phải nhắc đến nửa cân lá cẩm
  • Có thể tìm mua hoặc hái ngoài vường 1 cân lá chuối, ưu tiên lá cây chuối hột nhé
  • Chuẩn bị thêm dây sợi mỏng dai để gói bánh
  • Hai loại hành quen thuộc cần có là hành tím khô cùng hành lá
  • Chọn 5 trái trứng muối tươi mới 
  • Nếp thì đong khoảng 1 cân, lưu ý cần mua loại nếp ngỗng nha
  • Một số loại gia vị nêm nếm bao gồm đường, muối, hạt nêm cùng dầu ăn

Bánh tét lá cẩm tím được thực hiện lần lượt qua các bước

Công thức làm bánh Tét lá cẩm vô cùng chi tiết
Công thức làm bánh Tét lá cẩm vô cùng chi tiết

Bước 1: Đem tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị đi sơ chế

- Đối với lá cẩm, trước tiên cần được rửa cho sạch bụi bẩn rồi bạn hãy bắc lên bếp một chiếc nồi, cho khoảng 1 bát nước và thả lá cẩm vào, nấu thật sôi cho lá nhả ra màu tím thật đậm đặc. Trong trường hợp bạn muốn màu sắc đậm hơn hay nhạt hơn, hãy điều chỉnh lượng nước ít nhiều theo ý muốn nhé.

Vắt nước cốt dừa
Vắt nước cốt dừa

- Hãy cho phần cơm dừa đã được nạo sẵn ra tô vừa, đổ vào một ít nước ấm, đảo cho nước thấm đều rồi vắt cơm dừa qua ray lọc để lấy được 1 bát nước cốt dừa đậm đặc. Bạn vẫn tiếp tục cho nước ấm vào cơm dừa với một lượng nhiều hơn để vắt được thêm 2 bát nước cốt dão.

Đổ nước lá cẩm vào nếp ngỗng
Đổ nước lá cẩm vào nếp ngỗng

- Đối với nếp ngỗng, cần cho thêm nước vào rồi vo thật sạch. Vớt nếp ra thau, đổ toàn bộ nước lá cẩm đã nấu vào, đeo găng tay chuyên làm bếp để trộn thật đều cho màu tím thấm khắp hạt nếp. Ướp màu cho nếp trong thời gian 6 giờ, sau đó nếp sẽ được lấy ra cho vào rổ tre dầy, để đến khi ráo bớt nước. Không quên thả vào nếp cẩm tầm một muỗng canh muối rồi đảo qua cho thấm. 

Mách nhỏ: Khi nếp được ngâm xong bạn không vội đổ đi phần nước lá cẩm mà hãy giữ lại cho công đoạn sau nhé. Hoặc nếu bạn đổ đi, hãy đảm bảo là còn chừa lại một phần nước lá cẩm dự phòng để thực hiện bước tiếp theo. 

- Riêng lá chuối, bạn cần lau rửa lá với nước sạch cho hết bụi, trải đều lá ra mâm to, phơi dưới ánh nắng hay luộc sơ với nước sôi để lá héo mềm rồi dùng khăn sạch lau cho hết nước. Tiếp đến, ước lượng kích thước lá chuối theo 2 khổ là 30x40cm và 20x6cm rồi tiến hành xé. Cứ ba miếng lá được xé nhỏ, bạn sẽ gói một một cái bánh. Mỗi cái bánh sẽ gồm 3 miếng lá to bao bọc ở ngoài và 1 miếng nhỏ ở bên trong. 

Bước 2: Xào nếp cùng nước dảo dừa

- Lấy một chiếc chảo tương đối to dày và lòng sâu, đổ một phần nước cốt dão cùng lượng nước lá cẩm được chuẩn bị vào. Bật lửa nấu cho sôi phần nước trong chảo sau đó sẽ trút hết nếp ngỗng vào cùng, dùng sạn xào qua lại đều tay vài lần rồi nhanh chóng thêm đường cùng muối, mỗi loại cần 2 muỗng canh. Liên tục đảo nếp để nước khô cạn và nếp được nở đều, có được độ dẻo ban đầu.

- Sau khi tắt bếp xào nếp, hãy chia đều lượng nếp thành 5 phần đều nhau, cho vào tô riêng, lúc này thêm vào mỗi tô một lượng nước cốt dừa vừa phải để tạo độ béo, đồng thời cũng đổ ít nước lá cẩm sao cho nước dâng sấp sấp nếp.

Bước 3: Chuẩn bị làm phần nhân bánh nếp lá cẩm

- Đối với đậu xanh, trước khi đem xào cùng cốt dừa, cần được ngâm mềm một đêm cho nở đều. Qua ngày hôm sau, đậu xanh sẽ được rửa lại với nước một lần rồi cho vào chảo xào cùng nước cốt dảo, lúc này nhớ thêm vào xíu muối. Liên tục đảo đều tay và vặn lửa vừa để đậu xanh được chín mềm. Khi bạn thử chạm tay vào phần đậu xanh và không thấy dính thì lập tức tắt bếp

- Tiếp tục dùng chiếc chảo khác để phi hành tím, lúc hành thơm vàng thì đổ hết đậu xanh vào xào cùng. Sau đó, bạn cần cho đậu xanh vào cối để giã nhuyễn hay cho vào máy để xay đậu thật mịn.

- Đối với thịt ba chỉ, hãy sơ chế cho thật sạch, rửa qua với nước rồi tiến hành cắt thành từng sợi tương đối dài, có độ lớn bằng đầu ngón tay. Sau đó, cần cho thịt vào tô, cho vào các loại gia vị như hạt nêm, tieu xay cùng hành tím đã được băm nhỏ, dùng đũa trộn lên thật đều rồi để ướp tầm 3 – 4 giờ. 

- Đối với trứng muối, hãy tách vỏ, chia lòng trắng và lòng đỏ vào 2 chiếc tô riêng biệt. Đổ vào lòng đỏ một xíu rượu nếp trắng giúp khử mùi. Còn đối với lòng trắng thì cần dùng màng bọc thực phẩm gói lại sao cho được hình một cái trụ tương đối dài. 

- Sau tất cả, hãy lấy thịt ba chỉ đã được ướp thấm vị ra, dùng đậu xanh xay nhuyễn bao quanh thịt thật kín nếu bạn không muốn làm riêng bánh không có trứng muối. Một cách khác đó là hãy đặt một miếng màng bọc thực phẩm lên khay rộng, lần lượt cho đậu xanh, trứng muối cùng thịt vào, trải đều từ trên xuống theo chiều dài miếng thịt rồi quấn thật chặt tay để có một một chiếc nhân tròn dài. Bạn sẽ làm khoảng 5 phần nhân để gói bánh.

Bước 4: Thực hiện gói bánh tét lá cẩm

Gói bánh Tét
Gói bánh Tét

- Chuẩn bị một chiếc mâm to rộng, xếp lá chuối ra mâm, trải lớp nếp tương đối mỏng vào giữa lá, tiếp đến đặt phần nhân tròn dài vào giữa. Cầm 2 mép lá gập lại thật nhanh tay rồi cuộn thật chặt tay để bánh được chắc dẻo. Hãy dùng kéo cắt bỏ bớt lá chuối còn dư lại rồi tiếp đến là gập 1 đầu hở của bánh tét cho kín để bánh có thể đứng thẳng, lấy một miếng lá chuối dư cắt thành hình vuông che đi 1 đầu hở còn lại, gập lá lại rồi xếp thêm hai miếng lá chuối dài nhỏ dạng hình chữ thập lên trên đầu bánh sau đó sẽ dùng dây cột lại thật chặt. Tương tự sau khi xong 1 đầu, bạn cũng thực hiện thao tác này với đầu còn lại.   . 

Bước 5: Buộc dây bánh đúng cách

- Trước khi cột dây cần điều chỉnh các cạnh của bánh ở 2 đầu sao cho đều đẹp và tương xứng với đầu còn lại, tiếp đến lấy sợi dây lát mỏng dài, quấn một vòng từ trên xuống theo dạng hình chữ thập nhằm giữ cho lá không bị xe dịch. Lúc này hãy gỡ sợi dây quấn ngang lúc trước ở giữa bánh. Lần lượt quấn liên tục 6 dây lát theo chiều ngang quanh thân bánh với khoảng cách đều nhau và có phần dây dư song song theo theo một đường thẳng. Cuối cùng, giữ lấy tất cả các sợi dây về một mối ở một đầu của bánh tét. Bạn có thể thắt hoặc xoắn đều phần dây dư cho gọn gàng. 

Bước 6: Luộc bánh tét theo bí kíp giúp bánh cực ngon

Luộc bánh Tét
Luộc bánh Tét

- Bạn cần có một chiếc nồi gang cỡ lớn để đảm bảo đủ không gian cho bánh chín, tiếp đến, hãy đặt dưới đáy nồi một lớp lá chuối mỏng, thêm vào nồi một lượng nước đủ ngập 2/3 thân nồi, thả thêm lượng lá dứa đã được chuẩn bị vào nồi. 

- Bánh tét nấu bằng than củi sẽ giúp tiết kiệm và tạo được độ ngon cho bánh hơn đấy nhé, nên hãy đặt nồi trên lò than, tiến hành đun nước trong nồi với lửa lớn. Khi nước sôi nhiều, lần lượt xếp từng đòn bánh tét vào nồi, luộc bánh trong thời gian từ 4 – 5 giờ, trong quá trình luộc bánh, hãy canh lượng nước trong nồi, thấy nước cạn dần thì lập túc cho nước nóng vào thêm, luôn giữ cho lượng nước được ngập đều toàn bộ bánh tét. 

- Khi bánh đã chính, nhanh chóng với bánh ra, chuẩn bị sẵn sàng một thau nước lạnh để ngâm bánh, sau đó, lấy hết bánh đã ngâm nước treo lên nơi cao để nước được ráo.

Bánh tét lá cẩm ngon xỉu up xỉu down lại vô cùng đẹp mắt.

Mâm cơm ngày Tết không thể thiếu bánh Tét thơm ngon
Mâm cơm ngày Tết không thể thiếu bánh Tét thơm ngon

Bánh nếp lá cẩm mặc dù hơi kỳ công và cần nhiều thời gian nhưng thành quả nhận lại là vô cùng xứng đáng đó nha. YummyDay mong rằng với cách gói bánh tét lá cẩm tiện lợi thế này sẽ giúp các bạn yêu bếp dễ dàng hơn trong khâu chế biến món bánh tét vang danh một vùng này nhé. Chúc các bạn thành công.

Yummyday.vn

Bình luận

  • Có lỗi xảy ra
  • Bình luận sẽ được kiểm duyệt.