Nhã An Nhã An

00:26 04/01/2023

Đánh giá của bạn:
Chuẩn bị
20 phút
Nấu / Nướng
20 phút
Khẩu phần
8
Độ khó
3/5

Gỏi cá mè là món ăn dân dã đậm chất quê mà không phải ai cũng từng được thưởng thức. Được coi như là đặc sản của một số vùng quê phía Bắc như: Nam Định, Bắc Giang, Thái Nguyên, và đây cũng là một trong những món khoái khẩu của dân sành nhậu. Hôm nay, Yummyday sẽ giới thiệu đến các chị em hai cách chế biến món ăn khoái khẩu vùng quê này trong bài viết dưới đây. Nào hãy cùng xắn tay vào bếp ngay bây giờ các bạn nhé.

Bắt tay vào làm gỏi cá mè mang đậm hương vị miền Bắc nào
Bắt tay vào làm gỏi cá mè mang đậm hương vị miền Bắc nào

1. Chế biến món gỏi cá mè theo công thức số 1

Các nguyên liệu cần chuẩn bị cho món ăn này

  • 1 con cá mè to khoảng 4 - 5kg
  • 1 con cá chép đực khoảng chừng 0,5kg
  • Riềng, nghệ mỗi loại 1 củ
  • Cà chua, hành lá
  • Rượu, thính
  • Các loại gia vị: mắm, muối, tiêu, bột nêm, dầu ăn …
  • Các loại rau ăn kèm với món gỏi cá mè: lá mơ, diếp cá, ngò, lá đinh lăng ...

Gỏi xoài khô cá lóc  - Món ăn dân dã rất chi là đã

cách làm gỏi cá mè ngon
Cá mẻ tuy tanh nhưng là nguyên liệu làm nên món gỏi ngon khó cưỡng

Các bước làm gỏi cá mè như sau

Bước 1:

  • Cá mè sau khi làm sạch và để ráo nước các bạn lóc lấy phần thịt hai bên thăn cá.
  • Sau đó dùng dao thái phần thịt cá thành những miếng mỏng vừa ăn theo chiều vát.

Cách khử mùi tanh cá mè

  • Cách đơn giản nhất để khử đi mùi tanh của món cá này đó chính là dùng muối để xát lên cá. Việc sát muối lên trong và ngoài cá chúng ta thực hiện trong khoảng 5 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch.
  • Ngoài ra còn có thể sử dụng sả để rửa cũng là 1 cách thức phù hợp để khử đi mùi tanh của cá. Bên cạnh đó trong dân gian còn có thêm nhiều cách để khử mùi tanh của cá mè như sau mà các bạn có thể tham khảo:
  • Dùng hỗn hợp nước cốt chanh và muối: dùng rây vắt lấy phần nước cốt chanh sau đó cho 1 ít muối vào khuấy cho tan rồi sát hỗn hợp này lên toàn bộ phần thịt cá để khoảng 5 phút rồi rửa lại bằng nước lạnh cho sạch.
  • Khử mùi tanh của cá cá bằng nước vo gạo: với cách này không chỉ khử được mùi tanh của cá mà còn làm cho thịt cá chắc hơn.

Bước 2: 

  • Cho cá mè đã thái miếng cùng với gừng giã nhỏ, một chút rượ‌u và tiêu vào trong nồi, đảo đều rồi đậy kí‌n lại, ướp khoảng 40 phút.

Bước 3:

  • Vớt cá trong nồi ra cho ráo nước, khi cá khô bớt thì tẩm thính vào cá, xếp ra đĩa.

Bước 4: 

  • Cá chép đực sau khi làm sạch để ráo nước thì đem cắt khúc. Sau đó cho vào nồi cùng các gia vị đã chuẩn bị sẵn như riềng, nghệ, cà chua, bột ngọt vào ướp. Có thể rắc thêm chút tiêu và hành rồi đun với lửa liu riu.

Bước 5:

  • Cá chín, ta vớt ra, bóc lấy phần thịt, bỏ xương.
  • Đem xay nhỏ thịt cá, cho vào nồi đun sôi rồi cho lạc rang giã nhỏ vào trộn đều lên cho đến khi thấy hỗn hợp sánh sền sệt vậy là chúng ta đã chuẩn bị xong phần nước chấm cho món gỏi cá.

Bước 6: 

  • Chuẩn bị các loại rau ăn kèm: lá mơ, diếp cá, ngò tàu, lá đinh lăng để ăn kèm với gỏi.

Bước 7: 

  • Bày đĩa cá đã ướp thính, nước chấm, các loại rau ăn kèm, bánh đa nem (bánh tráng) là món ăn đã sẵn sàng cho bạn thưởng thức.
  • Khi ăn, ta cuốn hết các nguyện liệu vào miếng bánh đa nem, chấm vào thứ nước chấm siêu đặc biệt, nhai thật chậm để cảm nhận hết vị ngọt của cá, vị bùi của lạc rang, cả vị thơm nồng béo ngậy.

Ghé nhỏ vào tai bạn, thì thầm nói rằng: "Ở đây tớ có bí quyết làm món gỏi xoài khô cá sặc ngon lắm nè bạn ơi!"

2. Chế biến món gỏi cá mè theo công thức số 2

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm

  • Cá chép hay cá mè
  • Riềng già: 1 củ
  • Nước chấm, lạc rang
  • Bánh đa nướng
  • Rau sống: lá mơ, lá đinh lăng, rau diếp cá, rau thơm, rau răm, rau mùi…
làm gỏi cá mè không tanh
Các loại rau ăn kèm với gỏi cá mè

Các bước thực hiện như sau

  • Cá làm sạch, lọc lấy тhị‌т ở hai bên lườn cá, cắt lát mỏng. Củ riềng giã vụn, ướp cho cá khỏi tanh.
  • Ruột cá làm sạch, băm vụn với xương cá.
  • Phi hành mỡ rồi cho xương cá băm vụn vào xào sơ. Hòa với nước giấm (nếu muốn có nước chấm chua) hay với mật mía (nếu muốn có nước chấm ngọt). Nếu không thích thì dùng mắm tôm vắt chanh hay mắm nêm.
  • Ăn cá với rau sống và bánh đa nướng. Ăn món này không thể thiếu lá đinh lăng hay rau diếp cá.
cách làm nước chấm gỏi cá mè
Món gỏi cá mè ngon trứ danh của vùng quê miền Bắc

3. Gỏi cá mè có tác dụng đối với sức khỏe như thế nào?

Tác dụng của gỏi cá mè
Tác dụng của gỏi cá mè

Mỗi nguyên liệu có trong món ăn đều có một công dụng riêng trong việc bồi bổ sức khỏe.

  • Cá mè có vị ngọt, tính ấm, không độ‌с. Cá mè giúp điều hòa vệ khí, bổ trung khí, làm mát phổi.
  • Cá chép có vị ngọt, tính bình, không độ‌с. Cá chép có tác dụng hạ khí, tiêu thũng, làm tan má‌u ứ, trị ho đờm, an thần.
  • Riềng làm ấm tỳ vị, tiêu thực. Riềng trị đầy bụn‌g, ợ hơi, nôn mửa, giải độ‌с.
  • Lá mơ có tính giải độ‌с, thanh nhiệt, trị sôi bụn‌g và ăn không tiêu.
  • Rau diếp cá có tính tán nhiệt, tiêu thực. Rau diếp cá làm cá hết tanh. Món này dùng cá sống nên rất cần rau diếp cá.
  • Lá đinh lăng được biết đến với các đặc tính giải nhiệt, thông tiểu, tiêu thực.

Ngoài ra, các rau sống khác thay đổi tùy theo địa phương, tuỳ mùa và thường là các cây có sẵn trong vườn. Các rau sống có thể phân loại nhu sau:

  • Khử mùi tanh: riềng, rau diếp cá, lá đinh lăng.
  • Làm ấm bụn‌g: húng quế, tía tô, gừng.
  • Tiêu thực: hành, tỏi, tiêu, sả.
  • Giải độ‌с: lá mơ, giá sống, khế.
  • Chất chát: chuối xanh, đọt xoài.
  • Chống khát: củ đậu, dưa chuột, xà lách.

Tuy là món cá sống, nhưng nhờ các món rau mà cá không tanh, ăn vào không đau bụn‌g.

Với hai cách làm gỏi cá mè mà Yummyday gửi đến các bạn trong bài viết trên đây hy vọng các bạn sẽ có thêm sự lựa chọn cho bữa cơm gia đình mình thêm phong phú. Còn chờ gì nữa mà không thử áp dụng ngay. Chúc các bạn thành công.

Yummyday.vn

Bình luận

  • Có lỗi xảy ra
  • Bình luận sẽ được kiểm duyệt.